Ngôn ngữ

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng – S, T, U, V & W

Semi-product – Bán thành phẩm

Short sale – Bán khống.

Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.

Sort code – Mã chi nhánh Ngân hàng (trên séc, ở giữa số séc và số tài khoản).

Stock (shares) – Cổ phiếu.

Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.

Stock exchange – Thị trường chứng khoán.

Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.

Swissie – Tên gọi tắt tỷ giá hối đoái giữa Đôla Mỹ và Phrăng Thụy Sỹ (USD/ CHF).

Terminate – Kết liễu, kết thúc.

The most favoured nation rule – Quy chế tối huệ quốc.

Underground economy – Nền kinh tế ngầm.

Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.

Venture capital – Vốn mạo hiểm.

Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.

White knight – Hiệp sĩ trắng.

Người cứu một công ty đang bị nguy cơ mua quyền kiểm soát bởi một công ty khác.

Tiêu chuẩn
Ngôn ngữ

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng – P & R

Paper profit – Lãi lý thuyết.

Khoản lãi chưa có thực trong một khoản đầu tư. Khoản lãi này được tính toán dựa trên so sánh giá thị trường hiện tại với chi phí của nhà đầu tư.

Poison pill – Chiến thuật thuốc độc.

Một thủ thuật để chống trả việc mua lại quyền kiểm soát công ty, được đưa ra để làm cho việc mua lại công ty trở nên quá tốn kém.

Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá-doanh lợi.

Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.

Prime rate – Lãi suất ưu đãi.

Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho cá nhân.

Privatization – Tư nhân hóa.

Nói chung nghĩa là việc chuyển sở hữu công ty từ các nhà đầu tư công cộng sang các nhà đầu tư tư nhân. Tư nhân hóa thường gắn liền với tái cơ cấu kinh tế trong đó các doanh nghiệp nhà nước được bán cho khu vực tư nhân.

Put-through – Phương thức thỏa thuận (trong giao dịch chứng khoán).

Refinancing rate – Lãi suất tái cấp vốn.

Là một trong 3 công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (cùng với lãi suất cơ bản và lãi suất tái chiết khấu).

Rediscount rate – Lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất áp dụng khi mua lại giấy tờ có giá đã được thực hiện chiết khấu lần đầu.

Registration fee – Lệ phí trước bạ.

Số tiền phí phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu đất đai, phương tiện vận chuyển (tàu thuyền, ô tô, xe máy,…), súng thể thao với cơ quan có thẩm quyền.

Revenue – Thu nhập.

Toàn bộ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc chính quyền thu được trong một khoảng thời gian nhất định.

Room – Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong một công ty cổ phẩn trong nước.

Tiêu chuẩn
Ngôn ngữ

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng – N & O

Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng.

Cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.

Non-performing loan – Nợ xấu/ Nợ quá hạn.

Note – Kỳ phiếu

Chứng nhận do một công ty hoặc chính phủ phát hành ghi rõ số lượng một khoản vay, lãi suất phải trả và thế chấp trong trường hợp không thanh toán được. Thời hạn thanh toán thường là trên 1 năm kể từ khi phát hành nhưng không được lâu hơn 7-8 năm. Thời hạn thanh toán ngắn hơn là điểm khác biệt chính giữa kỳ phiếu và trái phiếu.

Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Một tổ chức gồm 24 nước có nền kinh tế thị trường tự do thường xuyên thu thập con số thống kê và đưa ra các báo cáo kinh tế về các nước thành viên.

Oil future market – Thị trường dầu giao sau.

Các thị trường tại New York và Luân Đôn nơi người ta cam kết mua hoặc bán dầu với giá thỏa thuận cho một thời điểm nào đó trong tương lai.

Oil spot market – Thị trường dầu giao ngay.

Các vụ giao dịch hàng ngày đối với dầu thô hoặc các sản phẩm đã tinh lọc bởi các thương nhân trên khắp thế giới, cam kết khối lượng chuyển giao với giá cụ thể.

Oligopoly – Độc quyền nhóm bán.

Oligopsony – Độc quyền nhóm mua.

Option – Quyền chọn.

Trong giới tài chính, đây là thỏa thuận cho phép một nhà đầu tư mua hoặc bán cái gì đó, ví dụ như cổ phiếu, trong một khoảng thời gian định trước với giá nhất định.

Ovesubscribed – Đặt mua vượt mức.

Thuật ngữ áp dụng trong việc phát hành công khai cổ phiếu, khi đơn đặt mua vượt quá số lượng cổ phiếu rao bán cho công chúng.

Tiêu chuẩn
Ngôn ngữ

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng – M

M&A (Mergers & Acquisitions) – Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thâu tóm và họp nhất.

Matching – Phương thức khớp lênh (trong giao dịch chứng khoán).

Magnetic stripe – Dãy băng từ (trên thẻ Ngân hàng).

Market share – Thị phần

Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.

Market capitalization – Thị giá vốn.

Giá trị của một công ty được xác định bởi giá thị trường đối với các cổ phiếu thường đã phát hành còn lại.

Maturity – Kỳ hạn.

Thời hạn phải thanh toán trái phiếu và kỳ phiếu.

Merger – Sự sáp nhập.

Là sự hợp nhất (amalgamation) hoặc kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp vào một doanh nghiệp đang tồn tại hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Sáp nhập là một biện pháp mà nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng qui mô và bành trướng vào những lĩnh vực hoặc thị trường sẵn có hoặc còn mới đối với doanh nghiệp. Có nhiều động lực kích thích việc sáp nhập: để tăng hiệu quả kinh tế (economic efficiency), để đạt được sức mạnh đối với thị trường (market power), để đa dạng hóa (diversify), để bành trướng vào một khu vực thị trường địa lí mới, để kiếm thêm nguồn tài chính và động lực nghiên cứu và triển khai (R&D)…

Có thể chia sáp nhập thành 3 loại:

   Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal Merger): việc sáp nhập các công ty cùng sản xuất và bán một loại sản phẩm tương tự, tức là giữa các công ty cạnh tranh nhau. Sáp nhập theo chiều ngang, nếu với một qui mô đáng kể, có thể làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường và thường bị điều tra bởi các nhà chức trách về cạnh tranh. Sáp nhập theo chiều ngang có thể được coi như tích hợp theo chiều ngang (horizontal integration) các doanh nghiệp trong một thị trường hoặc các thị trường khác nhau.

   Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Merger): việc sáp nhập các công ty hoạt động ở các công đoạn sản xuất khác nhau, ví dụ từ nguyên liệu thô tới sản phẩm cuối cùng và phân phối. Một ví dụ là nhà sản xuất thép sáp nhập với một nhà sản xuất các nguyên liệu quặng sắt. Sáp nhập theo chiều dọc thường làm tăng hiệu quả kinh tế mặc dù thỉnh thoảng nó có thể gây ra các tác động chống lại cạnh tranh. Xem thêm Tích hợp theo chiều ngang (Vertical Integration).

   Sáp nhập conglomerat (Conglomerate Merger): sáp nhập giữa các công ty không có liên hệ trong công việc, ví dụ giữa nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất thực phẩm.

Microchip – Vi mạch kiểm soát hầu hết các sản phẩm điện tử.

Monetary policy – Chính sách tiền tệ.

Tác động của chính phủ đối với nền kinh tế bằng cách kiểm soát nguồn cung cấp tiền tệ và lãi suất.

Monopoly – Độc quyền bán.

Sự kiểm soát của một công ty đối với một sản phẩm tại một thị trường nhất định, cho phép công ty này ấn định giá vì không hề có cạnh tranh.

Monopoly rent – Lợi nhuận độc quyền.

Monopsony – Độc quyền mua.

Mutual fund – Quỹ tương hỗ.

Điều hành bởi một công ty đầu tư huy động tiền từ các cổ đông để đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các quyền chọn, các hàng hóa hoặc các loại chứng khoán khác. Các quỹ này thường cho phép các nhà đầu tư lựa chọn một chiến lược mạo hiểm hoặc một chiến lược thận trọng để kiếm lời.

Tiêu chuẩn
Ngôn ngữ

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng – K & L

Kiwi – Tên gọi tắt tỷ giá hối đoái giữa Đôla New Zealand và Đôla Mỹ (NZD/ USD).

Leverage – Đầu cơ vay nợ.

Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.

Leveraged buyout – Sự mua lại công ty, được cấp vốn bằng nợ.

Việc mua lại một công ty của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, chủ yếu được cấp vốn bằng nợ. Cuối cùng, các khoản vay của nhóm này được thanh toán bằng các quỹ phát sinh từ hoạt động của công ty mua được hoặc việc bán tài sản của công ty đó.

Liquidity – Thanh khoản.

Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.

Local content rule – Quy tắc về tỷ lệ nội địa.

Thí dụ như một công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam trong một ngành công nghiệp, sản phẩm do công ty này chế tạo ra phải đáp ứng một tỷ lệ linh kiện hay nguyên liệu của Việt Nam theo quy định.

Lonnie – Tên viết tắt tỷ giá hối đoái giữa Đôla Mỹ và Đôla Canada (USD/ CAD).

Tiêu chuẩn